4/6/16

Ngũ vị tử

Ngũ vị tử là vị thuốc có đủ năm vị ngọt, chua, cay, đắng và mặn do đó đặt tên là Ngũ vị tử. Người ta phân biệt ra hai loại ngũ vị đó là Bắc ngũ vị tửNam ngũ vị tử.

Mô tả ngũ vị tử

Ngũ vị tử được chia ra làm 2 loại:
  1. Bắc ngũ vị tử (Fructus Schizandrae) còn gọi là ngũ vị tử, liêu ngũ vị, sơn hoa tiêu là quả chín phơi hay sấy khô của cây bắc ngũ vị tử (Schisandra) thuộc họ Ngũ vị. Cây bắc ngũ vị tử là một loại dây leo to, có thể mọc dài tới 8m, vỏ cành màu xám nâu với kẽ sần nổi rõ, cành nhỏ hơi có cạnh. Lá mọc so le, cuống lá nhỏ, phiến lá hình trứng rồng, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên sẫm hơn, gân lá non thường có lông ngắn. Hoa đơn tính, khác gốc, cánh hoa màu vàng trắng nhạt, có mùi thơm, quả mọng chín hình cầu đường kính 5 - 7mm, khi chín có màu đỏ sẫm trong chứa 1 đến 2 hạt.
  2. Nam ngũ vị tử (Fructus Kadsurae) là quả chín phơi hay sấy khô của cây nam ngũ vị tử hay cây nắm cơm Kadsura japonica L. cùng họ Ngũ vị. Cây nam ngũ vị tử cùng họ, hình thái gần giống cây bắc ngũ vị tử nhưng khác nhau ở chỗ hoa bắc ngũ vị tử chỉ có 5 nhị còn cây nam ngũ vị có từ 10 - 15 nhị.
Bắc ngũ vị tử mọc ở Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên. Ngũ vị tử Triều Tiên được coi là loại tốt. Những quả màu đỏ, hay tím đỏ, thịt dày, mẫm, bóng được coi là tốt. Nam ngũ vị tử có màu đỏ, bắc ngũ vị tử có màu đen, bắc ngũ vị tử được coi là tốt hơn.
Nam ngũ vị tử chỉ được khai thác để dùng tại chỗ nên chưa bán sang Việt Nam nhiều. Cây nam ngũ vị tử có ở Trung Quốc.

Tác dụng của ngũ vị tử

Đông y Trung Quốc và Việt Nam coi ngũ vị tử là một vị thuốc bổ thận dùng trong những trường hợp thân thể mệt nhọc, uể oải không muốn làm gì. Còn dùng để chữa ho, liệt dương.
Tính chất ngũ vị tử theo đông y là vị chua, mặn, tính ôn, không độc, vào hai kinh phế và thận. Có tác dụng liễm phế, cố thận, cố tinh, chỉ mồ hôi, dùng làm thuốc trừ đờm, tu bổ, cường âm, ích khí, bổ ngũ tạng, thêm tính trừ nhiệt.
trong đông y, ngũ vị tử là một vị thuốc dùng chữa ho, hơi thở hổn hển, ho khan, còn dùng làm thuốc cường dương, chữa liệt dương và mỏi mệt, biếng hoạt động. Tuy nhiên đối với những người có biểu tà, có thực nhiệt thì không nên dùng.
Đơn thuốc có ngũ vị tử:
  • Chữa liệt dương: Ngũ vị tử 600g tán uống, mỗi lần 4g. Ngày uống 3 lần. Kiêng thịt lợn, cá, tỏi, dấm. Uống hết đơn thuốc thì khỏe, giao hợp được (theo Thiên Kim Phương - tài liệu cổ)
  • Chữa thận hư, tiểu tiện trắng đục, đau suốt hai bên sường và lưng: Ngũ vị tử sao dòn, tán bột, lấy dấm thanh nấu hồ luyện thành viên, mỗi lần uống 30 viên, chiêu bằng nước nóng.
  • Chữa phụ nữ âm môn giá lạnh: Ngũ vị tử 160g tán bột, dùng nước tiểu trộn làm thành viên bặng hạt ngô, để vào âm môn (theo Cận Hiệu Phương - tài liệu cổ)
  • Chữa ho lâu, phổi viêm: Ngũ vị tử 80g, túc xác tầm với đường sao qua 20g, hai vị tán bột, luyện với kẹo mạch nha viên bằng quả táo mỗi lần ngậm một viên (theo Vệ sinh gia bảo - tài liệu cổ)
  • Chưa ho đờm và thở: Ngũ vị tử, bạch phàn hai vị bằng nhau, cùng tán bột, mỗi lần dùng 12g, lấy phổi lợn nướng chín, chấm bột mà ăn, chiêu bằng nước nóng (theo Phổ Tế Phương - tài liệu cổ)
Theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" GS Đỗ Tất Lợi

Bệnh viêm màng não phát dịch do nắng nóng

Chỉ sau 1 tuần nắng nóng dữ dội, khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi trung Ương đã tiếp nhận nhiều ca viêm màng não trong tình trạng nặng.

Liên tiếp các ca viêm màng não nhập viện

Trao đổi với phóng viên Kiến Thức, BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Trong số 25 ca bệnh đang điều trị hiện nay, có những bệnh nhi chỉ mới được 9 tháng tuổi. Di chứng của viêm màng não mủ đã gây ra những tổn thương nặng nề tới thần kinh khiến bệnh nhân không thể nhận biết được gì”
Viêm não và viêm màng não có biểu hiện ban đầu khá dễ nhầm với các bệnh thông thường như cảm, sốt vi-rút. Chỉ đến khi trẻ bị kéo dài, dùng thuốc không đỡ người nhà mới cho đi viện thì bệnh đã nặng, trẻ đã bị rối loạn tri giác. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng sốt cao, co giật, dẫn đến lờ đờ, hôn mê trong 1-3 ngày. Diễn biến bệnh nặng lên rất nhanh. Bệnh hay gặp ở trẻ trên một tuổi, gặp nhiều nhất ở trẻ 3-15 tuổi.

Cần cảnh giác với bệnh viêm màng não khi thời tiết nắng nóng bất thường

Viêm não, viêm màng não là một bệnh khá nguy hiểm với trẻ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, trẻ có thể bị các di chứng về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức kém. Bệnh đang vào mùa nên cha mẹ cần nâng cao cảnh giác khi thấy con có biểu hiện sốt, nôn, đau đầu.
BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo: “Theo dự báo trong tháng 6, 7, 8 sẽ là cao điểm của dịch bệnh này. Vì thế phụ huynh cần đặc biệt chú ý tiêm phòng đầy đủ cho trẻ từ 2 - 8 tuổi.
Theo kienthuc.net.vn

3/6/16

Thăng ma

Thăng ma là một vị thuốc thường dùng trong đông y. Ngọn và lá hơi giống cây gai (ma), lại có tính làm bốc lên trên (thăng) do đó có tên Thăng ma.

Mô tả thăng ma

Trên thị trường, vị thăng ma do nhiều cây khác nhau cung cấp. Chủ yếu là những cây thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae), nhưng vùng Quảng Đông, Quảng Tây giáp biên giới nước ta người ta dùng rễ một cây thuộc họ Cúc với tên Thăng ma. Cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
Những vị thăng ma thường gặp:
  1. Thiên thăng ma - Rhizoma Cimicifugae heracleifoliae: Là thân rễ khô của cây đại tam diệp thăng ma (Cimicifuga heracleifoliae Komar), thuộc họ Mao lương.
  2. Bắc thăng ma - Rhizoma Cimicifugae dahuricae: Là thân rễ khô của cây bắc thăng ma hay đông bắc thăng ma (Cimicifugae dahuricae Maxim), thuộc họ Mao lương.
  3. Tây thăng ma còn gọi là Lục thăng ma hay Xuyên thăng ma - Rhizoma Cimicifugae foetidae: Là thân rễ khô của cây thăng ma (Cimicifuga foetida L), thuộc họ Mao lương.
  4. Quảng đông thăng ma - (Radix Serratulae): Là thân rễ khô của cây thăng ma đầu hay cây thăng ma (Serratula sinensis S. Moore), thuộc họ Cúc (Compositae)
Vị thăng ma hiện nay chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Trong số thăng ma nhập của Trung Quốc, nhiều nhất là loại Bắc thăng ma chủ yếu sản xuất ở Hắc Long Giang, Hà Bắc, Nội Mông, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, sau đến Quảng Đông thăng ma chủ yếu sản xuất ở Quảng Đông, Quảng Tây.

Tác dụng của thăng ma

Tính chất của thăng ma theo tài liệu cổ của đông y là vị ngọt cay hơi đắng, tình bình và hơi độc vào 4 kinh tì vị phế và đại trường có năng lực thăng thanh, giáng trọc (đưa cái trong lên trên, hạ chất đục xuống), tán phong giải độc là thuốc thăng đề và chữa phong nhiệt: thường dùng làm thuốc giải độc, trừ ôn dịch, chướng khí, trúng độc mà sinh đau bụng, sốt rét, lở cổ họng.
Đơn thuốc có thăng ma:
  • Chữa sốt khi mới lên đậu: Thăng ma 8g, cát căn 5g, đại táo 10g, thược dược 2g, sinh khương 2g, cam thảo 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Đau nhức răng, cổ họng lở loét: Thăng ma 4g, sắc với 200ml nước ngậm trong miệng lâu rồi nuốt. Ngày 2 - 3 lần
Theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" GS Đỗ Tất Lợi

D30 White & Suncream

D30 White & Suncream sản xuất tại Mỹ (USA) có công dụng giúp da sáng hồng, mịn màng, giảm thâm nám, vết nhăn; tăng khả năng chống chịu ánh nắng, tia UV, ngăn ngừa lão hóa....

Thông tin chi tiết D30 White & Suncream

Thành phần:

  • L- Glutathione: ........................................200 mg
  • L-Cystine: ...............................................150 mg
  • Alpha lipoic Acid: ....................................50 mg
  • Polypodium Leucotomos (Dương sỉ): ....100 mg
  • Astaxanthin (Vi tảo lục): .........................7,5 mg
  • Vitamin E: ...............................................100 UI
  • Vitamin C: ................................................25 mg
  • Placental Powder (Bột nhau thai ngựa): ..300 mg
  • Phụ gia vừa đủ 1 viên

Tác dụng của D30 White & Suncream:

  • Giảm hình thành sắc tố Melanin giúp da sáng hồng, mịn màng, giảm thâm nám, tàn nhang, vết nhăn, giúp da khỏe đẹp.
  • Tăng khả năng chống chịu ánh nắng mặt trời, tia UV, môi trường ô nhiễm.
  • Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa.

Đối tượng sử dụng:

  • Người trên 16 tuổi có nhu cầu làm đẹp da, sáng da, da sạm, thâm nám, tàn nhang
  • Người hay tiếp xúc với ánh năng mặt trời
  • Người muốn trẻ hóa làn da.

Liều lượng và cách dùng:

  • Uống 1-2 viên D30 White & Suncream một ngày:
  • Liều duy trì nuôi dưỡng da uống 1 viên/ngày vào buổi sáng sau khi ăn
  • Liều dùng để tăng độ sáng của da uống 2 viên/ngày (sáng- tối) sau khi ăn.

Lưu ý khi sử dụng:

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dung thay thế thuốc chữa bệnh

Bảo quản:

Nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng.

Quy cách đóng gói:

Lọ 30 viên, có hộp giấy bao ngoài

NSX:

AVA Pharmaceutical Company (USA)
Vui lòng gọi số 0981 194 785 để được tư vấn trực tiếp về sản phẩm!

Cây diếp cá

Cây diếp cá còn có tên là lá giấp, ngư tinh thảo. Tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb. Thuộc họ cây Lá giấp Saururaceae

Mô tả cây diếp cá

Diếp cá là loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt. Rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao chừng 40 cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng. Toàn cây khi vò có mùi tanh như mùi cá.
Đây là loài cây mọc hoang nhiều nơi. Người dân thường hái về ăn với cá. Toàn cây có thể hái ăn tươi, có mùi tanh tựa như cá. Cũng có nơi sấy khô.

Tác dụng của cây diếp cá

Theo đông y, diếp cá có vị cay, hơi lạnh, hơi có độc, vào phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, chữa trĩ, vết lở loét. Dân gian còn dùng diếp cá chữa tụ máu như đau mắt, giã nhỏ lá, ép vào hai miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ chừng 3-4 lần.
Nhân dân dùng cây diếp cá trong những trường hợp tụ máu như đau mắt (giã nhỏ lá ép vào miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ) hoặc trong bệnh trĩ lòi dom (sắc nước uống với liều 6 - 12g, đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa)
Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu tiện, chữa bệnh mụn nhọt, kinh nguyệt không đều.
Theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" GS Đỗ Tất Lợi

Cây rau má

Rau má tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urb. Thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
cay rau ma
Cây rau má

Mô tả cây rau má

Rau má là loại cỏ mọc bò, có rễ ở các mấu, thân gầy, nhẵn. Lá hình mắt chim, khía tai bèo, rộng 2-4cm, cuống dài 2-4cm trong những nhánh mang hoa và dài 10-12cm trong những nhánh thường. Cụm hoa đơn mọc ở kẽ lá, gồm 1 đến 5 hoa nhỏ. Quả dẹt rộng 3-5mm, có sống hơi rõ.
Cây mọc hoang tại khắp nơi ở Việt Nam và các nước nhiệt đới như Lào, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, v.v..
Toàn cây khi tươi có vị đắng, hăng hơi khó chịu; khi khô thì chỉ còn mùi cỏ khô. Thu hái được quanh năm. Dùng tươi hay sao vàng.

Tác dụng của rau má

Rau má hiện nay còn là một vị thuốc dùng trong dân gian, đồng thời còn là loại rau người ăn được. Nhân dân coi vị rau má là một vị thuốc mát, vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc. Rau má có tính giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, lợi sữa.
Một ngày dùng 30 đến 40g tươi, vò nát vắt lấy nước uống hoặc sắc uống. Thuốc rau má không độc, phụ nữ có thai vẫn dùng được.
Tại một số nước, người ta cũng chú ý nghiên cứu rau má để tìm tác dụng chữa bệnh phong và bệnh lao.
Đơn thuốc có rau má:
  • Chữa đau bụng, đi ngoài lỏng, đi lỵ: Rau má (cả dây, cả lá) rửa sạch, thêm ít muối nhai sống. Ngày ăn chừng 30-40g theo kinh nghiệm nhân dân. Có thể luộc rau má mà ăn như ăn rau.
  • Chữa đau lưng, đau bụng (phụ nữ): Rau má hái lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống một lần, vào lúc buổi sáng, mỗi lần hai thìa cà phê gạt ngang.
  • Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Hằng ngày ăn rau má trộn dầu dấm. Hoặc rau má hái về, giã nát, vắt lấy nước, thêm đường vào mà uống.
Theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" GS Đỗ Tất Lợi

Đương quy

Đương quy còn được gọi là tần quy, vân quy. Tên khoa học Angelica sinensis (Oliv) Diels, (Anglica polymorpha maxim. Var. sinensis Oliv). Thuộc họ Hoa tán Apraceae (Umbelliferaea).
Đương quy (Radix angelicae sinensis) là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy. Quy là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ do đó có tên như vậy.
cay duong quy
Cây Đương quy

Mô tả cây đương quy

Đương quy là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 40-80cm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2-3 lần xẻ lông chim, cuống dài 3-12cm, 3 đôi lá chét phía trên đỉnh không có cuống, lá chét lại xẻ 1-2 lần nữa, mép có răng cưa, phía dưới cuống phát triển dài gần 1/2 cuống, ôm lấy thân. Hoa rất nhỏ màu xanh trắng họp thành cụm hoa hình tán kép gồm 12-40 hoa. Quả bế có rìa màu tím nhạt. Ra hoa vào tháng 7-8.
Đương quy hiện nay ta vẫn phải nhập củ Trung Quốc và Triền Tiên. Ta đã nhiều lần thí nghiệm trồng nhưng mới thành công trong phạm vị nhỏ ở Sapa tỉnh Lào Cai, chưa phổ biến rộng rãi.
Nhưng mới đây chúng ta đã trồng thành công đương quy ở vùng đồng bằng quanh Hà Nội do lợi dụng thời tiết lạnh của mùa rét, tuy nhiên chất lượng có khác.
Tại Trung Quốc, đương quy được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Thiểm Tây.
Hằng năm vào mùa thu gieo hạt, cuối thu đầu đông nhổ cây con cho vào hố ở dưới đất cho qua mùa đông. Qua mùa xuân lại trồng, đến mùa đông lại bảo vệ. Đến mùa thu năm thứ 3 có thể thu hoạch. Đào rễ về cắt bỏ rễ con, phơi trong nhà hoặc cho vào trong thùng, sấy lửa nhẹ, cuối cùng phơi trong mát cho khô. Trên thị trường người ta còn phân biệt ra quy đầu là rễ chính và một bộ phận cỏ rễ; quy thân hay quy thoái là phần dưới của rễ chính hoặc là rễ phụ.
Quy vĩ là rễ phụ nhỏ, đông y cho rằng tính chất của mỗi bộ phận có khác nhau, nhưng hiện nay tại Trung Quốc người ta cũng đơn giản bớt đi và phần lớn trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu người ta không phân biệt nữa. Toàn rễ cái rễ phụ được gọi là toàn quy.

Tác dụng của đương quy

Theo đông y đương quy vị ngọt, cay, tính ôn. Vào 3 kinh tâm, can, tỳ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh.
Đương quy là một vị thuốc rất phổ thông trong đông y. Nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng trong nhiều đơn thuốc bổ và trị bệnh khác.
Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng; trước khi thấy kinh 7 ngày thì uống. Ngày uống 6-15g dưới dạng thuốc sắc (chia làm 2 lần uống trong ngày) hoặc dưới dạng thuốc rượu mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần. Uống luôn 7-14 ngày. Còn làm thuốc bổ huyết chữa thiếu máu, chân tay đau nhức và lạnh.
Đơn thuốc có đương quy dùng trong đông y:
  • Bài tứ vật (tứ vật thang): đương quy, thục địa (hay sinh địa), mỗi vị 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày, làm thuốc chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược, kinh nguyệt không đều, đau ở rốn, đẻ xong máu hôi chảy mãi không ngừng. Đối với phụ nữ sau khi sinh lắm bệnh có khi người ta dùng bài tứ vật nói trên thêm hắc can khương, hắc đậu (đậu đen), trạch lan, ngưu tất, ích mẫu, bồ hoàng.
  • Bài đương quy kiện trung thang của Trương Trọng Cảnh: dùng chữa bệnh phụ nữ sau khi đẻ, thiếu máu, thuốc bổ huyết : Đương quy 7g, quế chi, sinh khương, đại táo mỗi vị 6g, thược dược 10g, đường phèn 50g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa chảy máu cam không ngừng: Đương quy sao khô tán nhỏ, mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lân 4g. Dùng nước cháo mà chiêu thuốc.
  • Dưỡng não hoàn = viên dưỡng não: Dùng chữa mất ngủ, nhức đầu, ngủ hay mê : Đương quy 100g, viễn chí 40g, xương bồ 40g, táo nhân 60g, ngũ vị 60g, khởi tử 80g, đởm tinh 40g, thiên trúc hoàng 40g, long cốt 40g, ích trí nhân 60g, chu sa 40g, hồ đào nhục 80g, hổ phách 40g, nhục thung dung 80g, bá tử nhân 60g. Tất cả tán thành bột thêm mật ong vào viên thành viên mỗi viên nặng chừng 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Uống luôn 15 ngày (bài thuốc kinh nghiệm Trung Quốc). Đã áp dụng thấy kết quả tốt ở bệnh viện Bạch Mai. Mất ngủ khỏi 85%, váng đầu khỏi 78,65%, ngủ mê đạt 77,22%, đau đầu đạt 79,59%.
Chú ý: Trong đông y phân biệt quy đầu, quy thân, quy vĩ có tác dụng khác nhau. Gần đây người ta chứng minh tỷ lệ tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của rễ có khác nhau. Vậy kinh nghiệm người xưa không phải hoàn toàn vô lý chăng? Phần trên đã giới thiệu, ở đây chỉ nói quan niệm của một số thầy thuốc xưa: Theo Hoàng Cung Tú thì quy đầu có tác dụng cầm máu đi lên, quy thân thì nuôi huyết ở trung bộ, quy vĩ thì phá huyết đi xuống dưới. Toàn quy thì hoạt huyết. Quy vị cay thì hay tán, người nào hư, hỏa thịnh nên kiêng; vị ngọt thì ủng tắc, người nào tỳ vị hư hàn chớ dùng, thể nhuận tinh hoạt, người nào tiết tả nên kiêng.
Một tác giả cổ khác là Chương Sơn Lôi nói : Quy thân chủ thủ có công bồi dưỡng, quy vĩ chủ thông có công trục ứ, quy đầu có tính đi lên trên chữa những chứng tiện huyết, niệu huyết (tiểu tiện ra huyết) rất hay nhưng chữa thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam), mà dùng thì có khác gì chắp cánh cho hổ, cho nên làm thuốc phải sành chớ ngộ nhận 2 chữ chỉ huyết (cầm máu) mà hại người (trích trong bản thảo cương mục, Lý Thời Trân, thể kỷ thứ 16).
Theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" GS Đỗ Tất Lợi